Dự án Tor Project, Inc, đã trở thành một tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3) vào năm 2006, nhưng ý tưởng về "định tuyến onion" đã bắt đầu vào giữa những năm 1990.
Giống như những người dùng Tor, các nhà phát triển, nhà nghiên cứu và sáng lập viên đã giúp Tor trở thành hiện thực là một nhóm người đa dạng. Nhưng tất cả những người đã từng tham gia vào Tor đều thống nhất với nhau bởi một niềm tin chung: người sử dụng internet phải có quyền truy cập riêng tư vào một trang web không bị kiểm duyệt.
Vào những năm 1990, sự thiếu bảo mật trên Internet và khả năng của nó đã được sử dụng để theo dõi và giám sát đã trở nên ngày càng rõ ràng, và vào năm 1995, David Goldschlag, Mike Reed và Paul Syverson tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (NRL) đã tự hỏi liệu có cách nào để tạo ra các kết nối Internet mà không tiết lộ rằng ai đang nói chuyện với ai, kể cả đối với ai đó đang giám sát mạng lưới.
Câu trả lời của họ là khởi tạo và triển khai các thiết kế và nguyên mẫu nghiên cứu đầu tiên về định tuyến onion.
Mục tiêu của định tuyến onion là để có một cách sử dụng Internet với càng nhiều quyền riêng tư càng tốt, và ý tưởng là định tuyến lưu lượng truy cập thông qua nhiều máy chủ và mã hóa nó từng bước trên đường đi.
Đây vẫn là một cách giải thích đơn giản cho cách mà Tor hoạt động tại thời điểm hiện tại.
Vào đầu những năm 2000, Roger Dingledine, một sinh viên vừa tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã bắt đầu làm việc trong một dự án định tuyến onion NRL với Paul Syverson.
Để phân biệt công việc nguyên bản này tại NRL với các nỗ lực định tuyến onion khác đang bắt đầu xuất hiện ở những nơi khác, Roger đã gọi dự án là Tor, viết tắt của The Onion Routing. Nick Mathewson, một bạn học của Roger tại MIT, đã tham gia dự án ngay sau đó.
Từ khi bắt đầu vào những năm 1990, định tuyến onion đã được hình thành dựa trên một mạng lưới phi tập trung. Mạng lưới cần được vận hành bởi các thực thể có lợi ích đa dạng và giả định tin cậy, đồng thời phần mềm cần phải miễn phí và mở để tối đa hóa tính minh bạch và phân cấp phi tập trung.
Đó là lý do tại sao vào tháng 10 năm 2002 khi mạng lưới Tor Network được triển khai lần đầu, mã của nó đã được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do và mở.
Tới thời điểm cuối năm 2003. mạng lưới đã có khoảng một tá các nút giao tình nguyện, hầu hết tại Hoa Kỳ, cộng thêm một tại Đức.
Nhận thấy lợi ích của Tor đối với các quyền kỹ thuật số, Electronic Frontier Foundation (EFF) bắt đầu tài trợ cho công trình của Roger và Nick về Tor vào năm 2004. Năm 2006, Dự án Tor Project, Inc. , một tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3), được thành lập để duy trì sự phát triển của Tor.
Năm 2007, tổ chức bắt đầu phát triển các cầu Bridge với mạng lưới Tor Network để giải quyết vấn đề kiểm duyệt, chẳng hạn như nhu cầu vượt qua tường lửa của chính phủ, để người dùng của họ truy cập trang web mở.
Tor bắt đầu trở nên phổ biến đối với các nhà hoạt động và người dùng am hiểu công nghệ quan tâm đến quyền riêng tư, nhưng những người ít hiểu biết về kỹ thuật vẫn khó sử dụng, vì vậy bắt đầu từ năm 2005, việc phát triển các công cụ ngoài proxy Tor đã bắt đầu.
Quá trình phát triển trình duyệt Tor Browser được bắt đầu vào 2008.
Với việc Trình duyệt Tor đã làm cho Tor trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dùng Internet hàng ngày và các nhà hoạt động, Tor đã trở thành một công cụ quan trọng trong Mùa xuân Ả Rập bắt đầu vào cuối năm 2010. Nó đã không chỉ bảo vệ danh tính của mọi người khi trực tuyến mà còn cho phép họ truy cập các tài nguyên thiết yếu, phương tiện truyền thông xã hội social media, và các trang web đã bị chặn.
Nhu cầu về các công cụ bảo vệ chống lại sự giám sát hàng loạt đã trở thành mối quan tâm chính nhờ vào Những tiết lộ của Snowden năm 2013.
Tor không chỉ là công cụ để Snowden thổi còi tố cáo, mà nội dung của các tài liệu cũng khẳng định những đảm bảo rằng, vào thời điểm đó, Tor không thể bị bẻ khóa .
Nhận thức của mọi người về theo dõi, giám sát và kiểm duyệt có thể đã tăng lên, nhưng sự phổ biến của những trở ngại này đối với tự do internet cũng tăng theo.
Ngày nay, mạng lưới có hàng nghìn các rơ-le chuyển tiếp được chạy vận hành bởi các tình nguyện viên và hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Và chính sự đa dạng này đã giúp người dùng Tor được an toàn.
Chúng tôi, tại Dự án Tor Project, đấu tranh từng ngày để mọi người có quyền truy cập riêng tư vào Internet không bị kiểm duyệt, và Tor đã trở thành công cụ mạnh nhất thế giới cho riêng tư và tự do trực tuyến.
Không chỉ là một phần mềm, Tor còn nhiều hơn thế nữa. Đó là thành quả lao động của tình yêu tạo nên bởi cộng đồng quốc tế gồm những người cống hiến cho quyền con người. Dự án Tor Project cam kết sâu sắc đối với tính minh bạch và sự an toàn của người dùng.